NỘI DUNG CHÍNH
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, Giáo sư Trần Văn Giàu từ miền Bắc trở về, ông là người lớn tuổi nhất của dòng họ còn sanh tiền, nhất là tài năng, sự cống hiến cả cuộc đời ông cho dân tộc nên con cháu, dòng họ, bà con ở xóm làng đều hết sức kính yêu và quý trọn...
GIA PHẢ HỌ TRẦN (GIA PHẢ GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU)
NỘI DUNG CHÍNH
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975, Giáo sư Trần Văn Giàu từ miền Bắc trở về, ông là người lớn tuổi nhất của dòng họ còn sanh tiền, nhất là tài năng, sự cống hiến cả cuộc đời ông cho dân tộc nên con cháu, dòng họ, bà con ở xóm làng đều hết sức kính yêu và quý trọng. Ông là tấm gương lớn để con cháu noi theo. Việc đầu tiên khi ông trở về tới quê nhà là đi viếng mồ mả ông bà, thắp nhang quỳ lạy mà khóc, thăm nhà thờ tổ tiên, trân trọng xem kỹ từng kỷ vật còn sót lại, như bàn thờ, tủ gỗ, cặp liễng đối mà ông đã thấy từ thời niên thiếu, rồi mới đi thăm hỏi bà con họ hàng. Ông rất mừng khi tiếp nhận Bản Phú ý bằng chữ Nho do ông Trần Đức Bốn (đời VI) để lại. Ông nhắc về “Mã Bảy”, về các ngày giỗ ông bà, tổ tiên,…
Giá bìa : 365,000đ
Việc làm của ông đã tạo ấn tượng sâu sắc, là bài học quý giá cho hậu duệ họ Trần – về lòng tôn kính tổ tiên, thương nhớ cội nguồn, thương yêu những người cùng huyết thống. Trần Văn Mẫn là cháu đích tôn, chi trưởng của dòng họ Trần, người nắm khá nhiều tư liệu về dòng họ, theo tinh thần của tổ tiên ngày trước ghi chép lại quan hệ huyết thống của dòng tộc. Lần đầu do ông Trần Đức Bốn (đời VI), lần thứ hai do ông Trần Văn Chơi (đời IX) lập bảng tông chi,… Trần Văn Mẫn đang tiếp bước thì may thay tại đám tang của Giáo sư Trần Văn Giàu ở nhà tang lễ TP.HCM, có chuyên gia phả (Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM) đến viếng và hỏi chuyện những người thân trong gia đình, được biết có Bảng Tông chi họ Trần. Sau đó được sự đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm Gia phả và Trung tâm tự nguyện nhận dựng bộ Gia phả họ Trần (Giáo sư Trần Văn Giàu) hiến tặng cho dòng họ để tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với thầy Trần Văn Giàu, đối với họ tộc Trần đã có công sanh thành dưỡng dục một người con ưu tú làm rạng danh cho dòng họ, quê hương và dân tộc.
Từ tháng 6/2011 đến nay, gia đình của ông Trần Văn Mẫn và em trai của ông là Trần Văn Phương, đại diện họ Trần cùng con cháu trong họ tộc, hết lòng phối hợp, sát cánh với các chuyên viên Trung tâm Gia phả trong việc đưa đón, dẫn đường, tổ chức đi lại, ăn nghỉ cho hàng chục chuyến đi, cung cấp văn tự, tư liệu về Gia phả, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của các chuyên viên trong khi tác nghiệp.
Nhờ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của bà con trong họ. Do đó, Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả kết hợp với Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin cho xuất bản quyển Sách:
GIA PHẢ HỌ TRẦN (GIA PHẢ GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU)
Nội dung quyển Sách gồm có 05 phần chính sau:
Phần 1: PHẢ KÝ (Tóm lược đầy đủ, bao quát sự nghiệp, công đức tổ tiên ông bà qua các thế hệ, truyền thống tốt đẹp của dòng họ, lịch sử địa lý nhân văn vùng đất quê hương và hướng phát triển xây dựng dòng họ văn hóa cho lớp con cháu nối truyền).
Phần 2: PHẢ HỆ (Ghi chép có hệ thống, trật tự thế thứ từ Cao Tổ, họ tên những con, cháu, chắt,… kèm hành trạng từng ngưởi nối tiếp hết đời này đến đời khác cho đến ngày nay).
Phần 3: PHẢ ĐỒ (Sơ đồ ghi tên những người họ Trần – cả Nam và Nữ – theo từng đời để dễ nhận biết thế thứ của mỗi người trong họ tộc).
Phần 4: NGOẠI PHẢ (Những bài viết đi sâu về những người có công lao đóng góp nổi bật trong dòng họ và xã hội – mà trong phần Phả hệ chưa nói hết; những công trình, di tích, sự kiện có liên quan đến dòng họ).
Phần 5: PHỤ KHẢO (Những vấn đề, sự kiện để tham khảo, nghiên cứu bổ sung cho việc tìm hiểu sâu hơn phần chính phả).
Quyển Sách được in bằng giấy trắng, khổ 20 x 28 cm, dày 474 trang. In xong và nộp lưu chiểu vào Qúy III/2013.
Giá: 365.000 đồng / quyển (Giao Sách tận nơi miễn phí)