luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung sác hạ giá |sách biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2017

Bạn có thể nhập tên sách cần tìm vào đây

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung sác hạ giá

luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung mới nhất
xuất bản tháng 5 năm 2014

cuốn sách luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung xuất bản lần này gồm các nội dung sau:
PhầnI. Các văn bản mới hướng dẫn thi hành Luật Viên chức
PhầnII. Quy định mới về trợ cấp, phụ cấp, nghỉ ph...
luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung

luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung mới nhất


xuất bản tháng 5 năm 2014
luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung


cuốn sách luật cán bộ công chức viên chức 2014 sửa đổi bổ sung xuất bản lần này gồm các nội dung sau:


PhầnI. Các văn bản mới hướng dẫn thi hành Luật Viên chức

PhầnII. Quy định mới về trợ cấp, phụ cấp, nghỉ phép của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang

Phần III. Các quy định mới nhất về bảo hiểm xã hội

PhầnIV. Quy định mới về xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức

PhầnV. Luật Cán bộ công chức, viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành

PhầnVI. Chế độ, chính sách khác;

Phần VII. Tuyển dụng, đào tạo cán bộ công chức

PhầnVIII. Quy chế bổ nhiệm, miễm nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo

PhầnIX. Quy định mới về thi đua khen thương và phòng chống tham nhũng


chúng tôi xin trích đoạn trong luật công chức mới nhất


Mục 2


TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC


Điều 35. Căn cứ tuyển dụng công chức


Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.


Điều 36. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức


1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:


a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;


b) Đủ 18 tuổi trở lên;


c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;


d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;


đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;


e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;


g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.


2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:


a) Không cư trú tại Việt Nam;


b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;


c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.


Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức


1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.


2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.


3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.


Điều 38. Nguyên tắc tuyển dụng công chức


1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.


2. Bảo đảm tính cạnh tranh.


3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.


4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.


Điều 39. Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức


1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.


2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.


3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.


4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.


5. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.


Điều 40. Tập sự đối với công chức


Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.


Điều 41. Tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên


Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức Tòa án nhân dân và pháp luật về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.


Mục 3


CÁC QUY ĐỊNH VỀ NGẠCH CÔNG CHỨC


Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức


1. Ngạch công chức bao gồm:


a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;


b) Chuyên viên chính và tương đương;


c) Chuyên viên và tương đương;


d) Cán sự và tương đương;


đ) Nhân viên.


2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:


a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;


b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.


3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:


a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;


b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;


c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.


Điều 43. Chuyển ngạch công chức


1. Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.


2. Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.


3. Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.


4. Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.


Điều 44. Nâng ngạch công chức


1. Việc nâng ngạch phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua thi tuyển.


2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch.


3. Kỳ thi nâng ngạch được tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.


Điều 45. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch công chức


1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu về công chức đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch d�� thi thì công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó được đăng ký dự thi.


2. Công chức đăng ký dự thi nâng ngạch phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngạch dự thi.


Điều 46. Tổ chức thi nâng ngạch công chức


1. Nội dung và hình thức thi nâng ngạch công chức phải phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi, bảo đảm lựa chọn công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với tiêu chuẩn của ngạch dự thi và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.


2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức.


3. Chính phủ quy định cụ thể về việc thi nâng ngạch công chức.